Có nhiều cơ quan chức năng khác nhau xác định cách thức FEMA ứng phó với các thảm họa. Trong phần này, quý vị có thể tìm thấy thông tin về cách mà mỗi cơ quan thẩm quyền này ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan chức năng.
Truy cập trang mạng Tài Liệu Hướng Dẫn để biết thêm thông tin về cách chúng tôi quản lý các cơ quan pháp luật và quản lý.
Tìm Hiểu Về Các Cơ Quan Quản Lý Thảm Họa
Ðạo Luật Robert T. Stafford về Cứu Trợ Tai Ương và Trợ Giúp Trường Hợp Khẩn Cấp (Robert T. Stafford Disaster Relief and Emergency Assistance Act) khởi tạo các cơ quan theo luật định cho hầu hết các hoạt động ứng phó thảm họa liên bang và thiết lập quy trình tuyên bố thảm họa của tổng thống.
Đạo luật Sản xuất Quốc phòng là tài nguyên chính của chính quyền tổng thống nhằm để xúc tiến và mở rộng việc cung cấp vật liệu và dịch vụ từ nền công nghiệp của Hoa Kỳ, rất cần thiết để thúc đẩy quốc phòng. Các cơ quan dựa trên Đạo luật DPA có thể hỗ trợ các hoạt động khẩn cấp liên quan đến Đạo luật Stafford, và cũng có thể bảo vệ hoặc khôi phục cơ sở hạ tầng quan trọng.
Vào ngày 29 tháng Tám năm 2005, cơn bão Katrina đã trở thành thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Kết quả là, Tổng thống George W. Bush đã ký thành luật Đạo luật Cải cách Khẩn cấp Sau Cơn bão Katrina vào ngày 4 tháng Mười năm 2006. Đạo luật này đã tái tổ chức Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang (FEMA) đáng kể và cung cấp cho cơ quan này quyền hạn mới để khắc phục những điểm yếu rõ ràng trong các nỗ lực ứng phó với Cơn bão Katrina.
Sau khi cơn bão Sandy đổ bộ vào ngày 24 tháng Mười năm 2012, Đạo luật Cải thiện Phục hồi Sau cơn Bão Sandy (SRIA) năm 2013 cho phép một số thay đổi quan trọng đối với cách thức Cơ quan FEMA có thể cung cấp hỗ trợ thảm họa liên bang cho những nạn nhân sống sót.
Sau mùa giông bão và cháy rừng tàn khốc năm 2017, Đạo luật Cải cách Phục hồi sau Thảm họa năm 2018 đã đưa ra những cải cách nhằm thừa nhận trách nhiệm chung trong việc ứng phó và khắc phục thảm họa, nhằm mục đích giảm bớt sự phức tạp của Cơ quan FEMA và xây dựng năng lực quốc gia ứng phó với sự kiện thảm họa tiếp theo.